Bạn đã bao giờ tự đặt câu hỏi rằng tại sao chúng ta lại hình thành cảm giác sợ hãi khi đứng trên sân khấu và không thể diễn đạt được hết suy nghĩ của mình khi bị sự sợ hãi lấn át?
Nỗi sợ hãi khi đứng trên sân khấu là từ đâu?
Dù bạn là ai, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu vì sao chúng ta lại sợ đứng trước đám đông, cũng như đưa ra các giải pháp được phân tích từ góc nhìn tâm lý để bạn chắc chắn vượt qua được nỗi sợ bên trong mình.
Trong thể kỷ 21, kỹ năng thuyết trình trước đám đông là một kỹ năng rất quan trọng mà chúng ta cần phải có. Lấy ví dụ, bạn có thể sẽ phải giới thiệu về doanh nghiệp của mình trong một hội nghị lớn, thuyết trình về dự án, họp hành hay đơn giản là xin học bổng, xin tài trợ, làm bài tập nhóm, hầu như kỹ năng trình bày trước đám đông lúc nào cũng cần thiết.
Dĩ nhiên, khi nhắc đến chuyện nói trước đám đông, đặc biệt là lúc đứng trên sân khấu, chúng ta sẽ phân ra hai xu hướng. Một là những người rất tự tin, chỉ cần họ cầm mic lên và nói thì toàn bộ bầu không khí trong phòng đã trở nên vô cùng khác biệt; và chiều hướng thứ hai, ngược lại, luôn luôn sợ hãi, run rẩy và không thể hiện được cảm xúc của mình.
Tại sao chúng ta lại sợ hãi khi đứng trên sân khấu?
Rất nhiều cuộc khảo sát của các nhà tâm lý học cho thấy sợ nói trước đám đông là nỗi sợ lớn nhất của con người, hơn cả nỗi sợ chết. Nhưng bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết được căng thẳng khi bị mọi người nhìn vào là một trong những phản ứng bản năng của cơ thể, ngay cả những người tự tin nhất cũng có thể lâm vào tình trạng giống bạn. Đổ mồ hôi, giọng run rẩy, lo lắng, sợ sệt hay loay hoay, theo nghiên cứu chỉ ra chính là do yếu tố di truyền.
Từ khi con người biết cách sinh sống bằng săn bắt, hái lượm, chúng ta đã luôn phải đối mặt với nguy hiểm đến từ sự rình rập của những con thú săn mồi. Mối nguy hại luôn luôn ở xung quanh, vậy nên họ luôn phải để ý những ánh mắt rình rập xung quanh báo hiệu sự nguy hiểm. Cái nhìn chằm chằm như của những con thú săn mồi, hay của những kẻ thù đã ngấm vào thói quen tập tính con người. Nó có thể xuất hiện từ bất kỳ hướng nào và bất kỳ lúc nào. Từ bên trong, phản ứng tự nhiên của chúng ta luôn là lo sợ, cảnh giác và đề phòng với những ánh mắt của người xa lạ.
Là người hướng nội, bạn sẽ không thể đứng trên sân khấu?
Hãy tưởng tượng bạn đang đứng trên sân khấu trước ánh mắt của hàng trăm, hàng ngàn ngưởi. Vô tình, một nỗi sợ vô hình sẽ được dấy lên bởi lẽ bạn không thể phân biệt được đâu là ánh mắt đang chê bai mình và đâu là ánh mắt đang cổ vũ, đang lắng nghe.
Một số người có khả năng nói trước đám đông tốt hơn những người khác, bạn cần hiểu rằng để bước đến được trình độ đó họ đã phải bước qua được rào cản của bản thân và luyện tập không ngừng.
Có nhiều người thường nghĩ, chỉ những ai có tính cách hướng ngoại mới có kỹ năng nói trước đám đông tốt. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm! Giống như một vận động viên khỏe mạnh có thể nâng mức tạ 120 kg, so với một vận động viên chỉ nâng được mức tạ 80 kg. Nhưng không có nghĩa là vận động viên ấy có thể nâng mức tạ 500 kg.
Ngay cả khi bạn là một người hướng nội hoặc mắc chứng sợ đám đông, bạn vẫn có thể vượt qua chính mình, làm chủ kỹ năng này và trở thành một diễn giả tuyệt vời trước công chúng. Về mặt khoa học, thêm một lý do nữa giải thích vì sao bạn vẫn cứ sợ. Đó là vì khi bạn bị kích thích tác động, bạn hồi hộp, lo lắng thì não bộ sẽ tiết ra Andrenaline – là hóc môn sợ hãi, căng thẳng, tức giận và đưa cơ thể vào trạng thái chuẩn bị chiến đấu. Càng sợ thì bạn lại càng tiết ra Andrenaline nhiều hơn. Đó cũng là lý do mà nhiều người khi bước lên trước đám đông là không còn nhớ bất kì điều gì, nói lắp bắp.
Cách để thành người tự tin khi đứng trên sân khấu
Gia tăng khả năng thích nghi trước những kích thích từ bên ngoài
Nếu bạn hiểu được lý do sâu xa ở trên thì chắc chắn bạn cũng sẽ biết phương pháp để vượt qua nỗi sợ đứng trước đám đông. Nếu bạn sợ đứng trước đám đông là vì bạn chưa thể chịu đựng được sự kích thích tác động từ phía môi trường. Vì thế, bạn cần phải học cách gia tăng khả năng chịu đựng được sự kích thích ấy.
Việc này cũng giống như tập tạ. Nếu bạn chưa thể nào nâng ngay được mức tạ 120kg thì bạn phải tập từ mức tạ thấp nhất có thể. Hãy bắt đầu nâng tạ ở mức 10kg, sau đó nâng lên 20kg, sau đó nâng lên 30kg,… dần dần cứ thế bạn nâng dần lên.
Điều này có nghĩa là hãy bắt đầu từ việc đơn giản nhất. Đó là hãy đứng nói một mình. Khi đứng nói một mình mà bạn có thể nói trôi chảy, không bị vấp từ, không bị lo lắng thì coi như bạn có một khởi đầu thuận lợi. Sau đó hãy tiếp tục với nhóm nhỏ, và với những người quen của bạn. Bạn tập với nhóm nhỏ một vài người, nói những chủ đề bạn yêu thích.
Sau đó, hãy nâng dần độ khó lên, đến một nhóm lớn hơn, tầm khoảng 10 – 15 người, có cả những người lạ bạn mới gặp lần đầu. Dần dần, bạn tiếp tục nâng độ khó lên, đứng nói trước nhóm đông hơn nữa… Cứ như thế cho đến một ngày nào đó, bạn sẽ có thể đứng nói trước cả trăm người.Chính vì vậy, hãy tăng cường tập luyện để giúp bản thân gia tăng khả năng thích nghi trước những kích thích từ bên ngoài.
Giảm thiểu tác nhân lo lắng (Adrenaline) trước và trong khi bạn thuyết trình
Trước khi lên sân khấu, thuyết trình hay chia sẻ, việc bạn lo lắng là điều không thể tránh khỏi. Nhưng dĩ nhiên, có hóc môn lo lắng thì cũng có cách để giảm thiểu nó. Vậy bí quyết là gì? Chắc bạn cũng thấy khá quen thuộc với một số gợi ý như hít thở sâu, tìm một chỗ tĩnh lặng để thư giãn, uống một vài ngụm nước nhỏ, suy nghĩ thoải mái, nhai kẹo cao su…
Lý do không có gì khó hiểu. Việc hít thở sâu, hay uống nước, hay thư giãn giúp tăng cường oxy lên não. Khi oxy được tăng cường lên não thì gia tăng khả năng tập trung, tỉnh táo cho não bộ. Từ đó giúp giảm thiểu lo lắng.
Thứ hai, giảm thiểu các tác nhân có thể dẫn đến việc bạn lo lắng một cách không cần thiết. Chẳng hạn như bạn đi muộn. Hay bạn quên chưa chuẩn bị slide, clip, nội dung. Hoặc bạn mặc một bộ trang phục kỳ quặc quá, khiến mọi người bàn tán xôn xao. Hay việc cơ thể bạn có mùi khó chịu. Từ khóa ở đây là “Chuẩn bị”.
Hãy nhớ: Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại.
Cho nên, bạn hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng từ nội dung đến hình thức, giờ giấc,… và cả những điều nhỏ nhặt nhất nhé.
Ngoài ra, cũng có thể một số bạn thấy lo lắng khi trong lúc mình đang nói chuyện hay thuyết trình, không khí có vẻ căng thẳng. Hoặc bạn kể chuyện dí dỏm mà thấy bên dưới khán giả không cười… Những yếu tố này cũng giúp bạn gia tăng sự lo lắng. Một mẹo nhỏ cho bạn đó là đừng bận tâm vào một vài “phần tử” đó. Hãy tập trung nhìn vào một số người khiến bạn được nạp năng lượng. Phụ nữ thường thể hiện cảm xúc nhanh hơn đàn ông. Cho nên, hãy thường xuyên nhìn vào ánh mắt các bạn nữ dễ thương hơn là những người đàn ông luôn lạnh lùng.
Hãy cứ tự nhiên và yêu thích điều bạn đang nói. Tất cả những cách đó đều có thể quy chung về một phương pháp là giảm bớt sự lo lắng.Dĩ nhiên, với việc hiểu nguyên nhân sâu xa điều gì làm cho bạn sợ đứng trước đám đông thì khả năng cao hơn là các bạn sẽ tự biết cách tìm ra các nguyên lý để khắc phục nó. Chỉ cần xoay quanh các nguyên lý đó thôi là các bạn cũng có thể tự tin đứng trước đám đông, và trở thành một người đầy mến mộ trong mắt người khác.
Bài này phân tích ở góc độ tâm lý, nên chỉ đưa ra hai góc nhìn tâm lý đơn giản cho các bạn áp dụng, chứ không đào sâu về kỹ năng chuyên sâu chẳng hạn như: ngôn ngữ cơ thể, kĩ thuật tạo khoảng lặng trong thuyết trình, nghệ thuật kể chuyện (storytelling), cấu trúc chặt trong xây dựng bài nói… Tuy nhiên, những bạn nào muốn tìm hiểu chuyên sâu có thể nghiên cứu khóa học “Bậc Thầy Sân Khấu” của chúng tôi. Eduboss sẽ giúp bạn được, đào tạo, tư vấn, hỗ trợ kỹ năng, giải pháp thông qua những trải nghiệm gia tốc ngay trong lớp học.
Chúc bạn sẽ sớm vượt qua được nỗi sợ đám đông.
Pingback: TẠI SAO NÊN DÙNG CÁC MẪU CONTENT CÓ SẴN - Eduboss
Pingback: Nghệ Thuật Bán Hàng: Khi 3 yếu tố Logic, Câu Chuyện và Ưu Đãi Hợp Nhất - Eduboss
Pingback: 4 Lý Do Bạn Cần Công Cụ Hỗ Trợ Viết Kịch Bản Chốt Sale Sân Khấu - Eduboss
Pingback: 4 sai lầm 99% các trainer đều mắc phải - Công thức đơn giản giúp tối ưu hoá hiệu quả đào tạo - Eduboss